Làm mẹ là một thiên chức của người phụ nữ. Quá trình mang thai và sinh con ra đời là một hành trình đầy hạnh phúc, mong chờ cũng như hy vọng. Tuy nhiên, mang thai và sinh con không đơn thuần chỉ là những ngày tháng chờ đợi và sinh con ra đời. Mang thai còn là quá trình người mẹ chịu những thay đổi, biến đổi lớn của cơ thể.
Một trong những vùng chịu ảnh hưởng cũng như sự biến đổi rất lớn trong quá trình mang thai cũng như sinh con của mẹ là vùng bụng. Nơi chứa đựng cũng như nuôi dưỡng em bé. Sự thay đổi cấu tạo bụng phụ nữ trong và sau sinh cũng khiến cho mẹ phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Vậy vùng bụng biến đổi thế nào khi mẹ mang thai và sau khi sinh con? Hãy cùng với phòng khám Dr Đinh Y Dược tìm hiểu nhé!
1. Vài nét về cấu tạo bụng, vùng bụng của nữ trước khi mang thai
Bụng là khu vực nằm giữa lồng ngực và xương chậu. Giới hạn trên của nó là cơ hoành, dưới hạn dưới là bờ trên của xương chậu.
Bụng là nơi chứa đựng các cấu tạo cơ bụng của nữ quan trọng của cơ thể. Bao gồm cơ quan của hệ tiêu hóa và tiết niệu. Để bảo vệ các cơ quan của hệ tiêu hóa và tiết niệu trong ổ bụng, thành bụng được cấu tạo gồm năm lớp từ ngoài vào trong gồm: da, tổ chức dưới da, mô liên kết, cơ và phúc mạc.
Khi không mang thai, cấu tạo bụng nữ bình thường không mắc các bệnh lý như béo phì, thừa cân, hội chứng Cushing,…vùng bụng là khu vực thon thả của thân mình. Trên rốn khoảng 1 inch là vòng eo, nơi được coi là nhỏ nhất của thân mình, cũng là nơi tạo nên vẻ đẹp của vùng bụng.
Tương tự như vậy, khi không mang thai, áp lực của ổ bụng được duy trì trong một giới hạn nhất định, các lớp của thành bụng chỉ tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ tạng trong ổ bụng cũng như hỗ trợ động tác cho hệ hô hấp. Các da vùng bụng vẫn giữ được độ đàn hồi, cơ thành bụng săn chắc và lớp mỡ dưới da được duy trì tùy thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện, và cơ địa của mẹ.
>> Xem thêm: Cách Lấy Lại Vòng 2 Hiệu Quả
2. Vùng bụng khi mang thai, cấu tạo bụng dưới
Khi mang thai, cấu tạo cơ bụng dưới và vùng bụng của mẹ có sự thay đổi nhất định. Tuổi thai càng lớn thì sự thay đổi cấu tạo bụng của mẹ càng trở lên nhiều hơn và rõ rệt hơn.
Thai nằm trong tử cung. Khi không chứa thai, tử cung nằm ở tiểu khung, chính giữa khung chậu, sau bàng quang và trước trực tràng. Khi có thai, tử cung sẽ lớn hơn về phía bụng, đẩy các tạng trong ổ bụng và chiếm chỗ của chúng.
Từ tháng thứ 3 trở đi, tử cung sẽ vượt qua tiểu khung và đến tháng thứ 6 thì đáy tử cung sẽ chạm khung xương sườn. Việc thay đổi nồng độ hormone cũng khiến cho bộ máy tiêu hóa của mẹ hoạt động thay đổi. Trong quá trình mang thai mẹ thường dễ gặp tổn thương cũng như khó chịu vì các cơ quan trong ổ bụng như táo bón, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày cho đến sỏi túi mật.
Cùng với sự to lên của tử cung, không chỉ có các tạng trong ổ bụng bị chiếm chỗ, các cơ vùng bụng cũng phải dãn ra để tạo không gian lớn hơn cho thai phát triển. Mô liên kết trở nên lỏng lẻo hơn do các liên kết tế bào bị đứt gãy và giãn to.
Đồng thời, da vùng bụng cũng phải giãn ra, trở lên mỏng hơn, các liên kết collagen và elastin đứt gãy khiến cho vùng bụng của mẹ xuất hiện các vết rạn, cộng sự thay đổi của nồng độ nội tiết tố khiến cho da mẹ trở nên sậm màu, dễ tổn thương. Do vậy nên nhiều mẹ trong khi mang thai phải chịu sự ngứa ngáy, đau đớn, đêm không ngủ nổi vì da bụng bị rạn, bị nhiễm khuẩn và nổi các vết, đốm đỏ ngứa.
Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, vì bảo vệ con mà mẹ phải hạn chế đưa thuốc vào cơ thể. Mẹ có thể sử dụng những thực phẩm dễ tiêu, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt để các cơ quan trong ổ bụng hoạt động trơn tru hơn. Với các vết rạn, ngứa trên da trong quá trình mang thai, mẹ có thể sử dụng các thuốc bôi ngoài da khiến cho vết rạn lành bớt, ngứa và đau giảm đi.
>> Xem thêm: Kem Trị Rạn Da Cho Bà Bầu| 2023
3. Cấu tạo bụng sau khi sinh con
Sau khi sinh con, tử cung sẽ từ từ co lại và trở về kích thước gần với lúc trước mang thai, nó sẽ quay về với vị trí trong tiểu khung của mình, nồng độ nội tiết tố cũng sẽ dần dần trở về bình thường. Các tạng trong ổ bụng được giải phóng khỏi sự chèn ép và sẽ nhanh chóng hoạt động trơn tru trở lại.
Khác với sự phục hồi của các tạng trong ổ bụng, thành bụng thường phục hồi chậm hơn rất nhiều. Các mô liên kết của bụng trở lên lỏng lẻo phải mất thời gian để phục hồi. Mô mỡ không dễ biến mất mà thậm chí tích tụ nhiều hơn sau khi mẹ sinh con. Khiến cho vùng bụng khó thay đổi cấu tạo bụng không trở về hình dạng cấu tạo bụng như thời thiếu nữ, sồ sề và xấu xí.
Da là một cơ quan rất dễ chịu tổn thương, phục hồi chậm và thậm chí không thể phục sau khi chịu đựng thời gian bị co kéo quá dài. Các vết rạn trên vùng bụng có xu hướng không biến mất ngay cả khi mẹ sử dụng các biện pháp điều trị tích cực từ bôi thuốc, thoa gel, sử dụng chất hóa học cho đến liệu pháp laser. Không chỉ thế, da mẹ cũng chảy xệ, kéo mô liên kết và mô mỡ xuống dưới, phối hợp với da thừa, da nhăn nheo, chùng nhão, cấu tạo bụng của mẹ trở lên xấu xí.
Dẫu biết tất cả điều này là hy sinh vì con, là nét đẹp của sự hy sinh nhưng nó vẫn khiến cho mẹ cảm thấy tự tin, xấu hổ và không thể diện nhiều bộ cánh yêu thích như trước!
>> Xem thêm: Hút Mỡ Bụng Liệu Có Thay Đổi Dáng Bụng Hiệu Quả?
4. Có nên thay đổi cấu tạo bụng, tạo hình thành bụng?
Nếu như trong quá trình mang thai, mẹ cần hạn chế thuốc cũng như can thiệp vì con thì sau khi sinh, mẹ có nên tạo hình thành bụng và có thể tiến hành các biện pháp để lấy lại vẻ đẹp cấu tạo bụng cho mình.
Các biện pháp đơn giản mẹ như tập luyện thể dục thể thao, ăn kiêng, sử dụng các loại gel, thuốc thoa vùng bụng để cải thiện tình trạng. Nhưng trong các trường hợp tổn thương mô liên kết lỏng lẻo nhiều, cơ giãn nhiều, mỡ tích tụ lâu năm, da rạn, thừa, chùng nhão thì cho dù mẹ có thực hiện thể dục thể thao tích cực đến đâu, ăn kiêng đến mấy, dùng các loại gel, thuốc thoa hay mỹ phẩm cỡ nào, tất cả cũng sẽ không cải thiện được triệt để tình hình. Biện pháp được đặt ra ở đây là hút mỡ kết hợp với tạo hình thành bụng bằng phẫu thuật.
Hút mỡ và tạo hình thành bụng là một phương pháp điều trị triệt để, giúp lấy lại vùng bụng thon gọn đẹp đẽ cho mẹ. Các tế bào mỡ được hút ra bằng ống thông nối với máy hút, tùy thuộc vào lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng mà bác sĩ sẽ chỉ định lượng mỡ hút ra. Tạo hình thành bụng giúp loại bỏ vùng da rạn, da thừa, da chùng nhão ra khỏi cơ thể mẹ, sau đó sẽ kéo vùng da ở vị trí lành xuống che phủ.
Hai phẫu thuật này có ưu điểm là mang đến vẻ đẹp của vùng bụng một cách nhanh chóng, không quá đau và quá trình chăm sóc, hồi phục sau mổ không quá phức tạp. Các biến chứng của nó không quá nguy hiểm và có thể dự phòng tốt bởi những bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm. Vì thế, để chọn lựa một phương pháp giúp lấy lại vẻ đẹp của vùng bụng, các mẹ có thể tham khảo phẫu thuật hút mỡ, phẫu thuật tạo hình thành bụng và cả hai nếu như vùng bụng của mình đang quá xấu xí bởi mỡ thừa và da rạn, thừa, chùng nhão!
Nhìn chung, mang thai và sinh con là thiên chức tuyệt vời của người mẹ. Vì con yêu sự đánh đổi nào cũng là đáng giá. Dù thế, chúng ta cũng nên yêu bản thân mình, hướng bản thân đến sự tích cực và hoàn hảo hơn trong cuộc sống.
Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ biết về những thay đổi của vùng bụng trong lúc mang thai và sau khi sinh, biết thêm các kiến thức về thay đổi cấu tạo bụng phụ nữ trong và sau sinh, mình cần làm gì để có thể giảm bớt những thay đổi bất lợi cho vùng bụng. Bạn muốn hiểu rõ hơn về các phương pháp, cách thức để lấy lại vùng bụng chuẩn đẹp như thời con gái, hãy liên hệ với Dr Định Y Dược để được tư vấn nhé!
Tài liệu tham khảo:
- Chuyên gia tạo hình vòng 2 – Dr Định Y Dược
- https://www.bodyexpert.online/en/post/stomach-liposuction
- https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/co-nen-di-hut-mo-bung-khong-va-hut-mo-co-toan-khong/
- https://benhvienvietmy.com/hut-mo-bung-khong-phau-thuat-liposonix-i7
- https://benhvienthammykangnam.vn/giam-mo/hut-mo-bung/