Sau khi hút mỡ nên ăn gì? Giảm cân luôn là bài toán khó với các chị em. Để nhanh chóng có thân hình cân đối, hút mỡ bụng là phương pháp mà nhiều chị em tìm đến. Sau mỗi ca hút mỡ bụng, Bác sĩ luôn chia sẽ và tư vấn kỹ rằng sau hút mỡ nên ăn gì, cần kiêng ăn gì? Để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Cùng nghe chia sẻ từ Phòng Khám Dr Định Y Dược nhé.
1. Sau khi hút mỡ nên ăn gì?
Ngoài việc áp dụng các hướng dẫn ăn kiêng và lưu ý chăm sóc vùng bung, chị em cũng cần chú ý các thực phẩm nên bổ sung thêm để vòng 2 hồi phục tốt nhất:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Sau khi thực hiện hút mỡ bụng, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Vì vậy, bạn cần bổ sung khoảng 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng máu huyết tuần hoàn và lưu thông dễ dàng. Lưu ý, bạn chỉ nên bổ sung nước lọc, nước ép rau quả, không nên uống các chất kích thích như rượu, bia, hay nước có ga hoặc nước của các rau củ quả có vị chua. Chế độ này nên thực hiện trong khoảng 2 tuần sau khi bạn phẫu thuật hút mỡ bụng.
- Tăng cường ăn nhiều rau củ: Rau củ là thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều rau củ để bổ xung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa. Như vậy, cơ thể bạn mới có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng bổ sung sau khi tiến hành phẫu thuật.
- Các loại thức ăn chứa vitamin C: Vitamin C là thực phẩm tốt cho da và cơ thể. Bổ sung vitamin C bằng các loại rau củ quả sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng sau phẫu thuật. Thời gian giúp tái tạo lại da vùng bụng cũng ngắn hơn.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho máu: Các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung lượng máu đã mất sau phẫu thuật. Đủ lượng máu trong cơ thể sẽ giúp việc vận chuyển chất dinh dưỡng diễn ra tốt hơn, việc hồi phục của bạn sẽ không mất nhiều thời gian.
>> Xem thêm: Tham Khảo 10 Lưu Ý Quan Trọng Sau Khi Hút Mỡ Bụng Là Gì?
2. Sau khi hút mỡ nên kiêng gì?
Trong một tháng sau hút mỡ bụng, chị em sau khi hút mỡ bụng thay đổi dáng bụng kiêng ăn gì? Không có quá nhiều thực phẩm bắt buộc phải bỏ, tuy nhiên, các bạn cũng cần nhớ một số thực phẩm và các chất sau:
- Kiêng ăn một số thực phẩm như thịt gà, thịt bò, rau muống, nước tương, các loại hải sản, những đồ ăn này sẽ khiến vết mổ bị mưng mủ và lâu lành. Để đảm bảo quá trình lành da sau phẫu thuật, bạn nên tránh những thực phẩm này.
- Hạn chế uống một số thức uống như nước dừa, rau má, các thức uống có chất kích thích như rượu, bia, cafe hoặc thức uống có vị chua.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tăng cường ăn nhiều rau củ, các loại thức ăn chứa vitamin C.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Hút mỡ bụng là quá trình bỏ đi mỡ thừa hiện tại trong cơ thể. Lượng mỡ thừa này vẫn có khả năng tích tụ lại. Bởi vậy, nếu chị em muốn có một thân hình mảnh mai như ý vẫn cần chú ý chế độ ăn phù hợp.
Bên cạnh đó, sau hút mỡ bụng ngoài việc kiêng ăn những thực phẩm trên, chị em tuân theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về các vấn đề sau:
- Trong 1 – 2 ngày đầu, khách hàng cần băng ép, sau đó chuyển qua áo định hình từ 1 – 2 tháng để giúp dáng bụng vào form. Mặc áo định hình sau hút mỡ giúp bụng vào form dáng và thời gian hồi phục nhanh hơn.
- Trong 24 giờ đầu thực hiện hút mỡ bụng chị em nên sinh hoạt, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt cũng như tránh các vận động quá mạnh như lái xe, tập luyện thể thao ảnh hưởng đến vết nội soi. 48 giờ sau hút mỡ, chị em có thể sinh hoạt, đi lại bình thường.
- Nên thực hiện massage nhẹ nhàng thành bụng giúp da săn chắc, xóa bỏ hiện tượng nhão chùng.
- Vệ sinh vết nội soi, thay băng mỗi ngày sau khi hút mỡ bụng và duy trì hoạt động này đến khi vết thương lành hẳn.
- Đặc biệt lưu ý trong tuần đầu sau hút mỡ, chị em nên mặc áo gen chuyên khoa và duy trì hoạt động này trong suốt 1 – 3 tháng để đảm bảo cơ và da ôm sát nhau, tạo đường nét cơ thể hài hòa, cân đối.
>> Xem thêm: Tham Khảo Danh Sách Các Thực Phẩm Giảm Cân Hiệu Quả
3. Vì sao sau phẫu thuật cần ăn kiêng đúng cách?
Sau mổ, việc ăn kiêng đúng cách là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục và giúp người bệnh phòng tránh được nhiều biến chứng tiềm ẩn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần ăn kiêng sau phẫu thuật:
3.1 Giúp vết thương nhanh lành
Dinh dưỡng đúng cách giúp vết mổ nhanh liền da (thường là 7 ngày sau phẫu thuật). Ví dụ:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu protein giúp tăng cường quá trình tái tạo tế bào và lành vết thương;
- Ăn thực phẩm giàu vitamin C (từ trái cây như cam, dứa, dâu…) kích thích da tăng sinh mô liên kết, cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương;
- Hạn chế ăn quá nhiều muối, đường có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng phù nề.
>> Xem thêm: Bật Mí 10 Cách Làm Salad Giảm Cân Hiệu Quả Lạ Miệng Những Dễ Ăn
3.2 Giảm nguy cơ nhiễm trùng
Sau mổ, hệ miễn dịch của người bệnh thường bị suy yếu tạm thời. Đây là cơ hội để các vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và khởi phát các biến chứng như mưng mủ, rò dịch, sưng đau tại vị trí mổ, khiến vết khâu chậm lành hoặc thậm chí bị hoại tử. Vì thế, tăng cường bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng (kẽm, sắt, selen, vitamin C, vitamin D, protein…) giúp nâng cao “hàng rào” miễn dịch, hỗ trợ kháng viêm và ngăn ngừa biến chứng.
3.3 Tránh táo bón
Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp sau phẫu thuật do việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh cũng như do sự hạn chế vận động. Lúc này, ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và đẩy lùi chứng táo bón.
Tóm lại, ăn uống kiêng khem theo một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau phẫu thuật giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện, rút ngắn thời gian hồi phục, cắt giảm chi phí y tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy, người mới mổ kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
4. Những điều cần biết trước khi hút mỡ
Hút mỡ là một thủ thuật phẫu thuật và đi kèm với nó là những rủi ro. Vì vậy bạn cần có sức khỏe tốt trước khi thực hiện. Điều đó có nghĩa là bạn ít nhất phải:
- Nằm trong khoảng 30% so với cân nặng lý tưởng của bạn
- Có làn da săn chắc, đàn hồi
- Không hút thuốc
Các bác sĩ không khuyên bạn nên thực hiện thủ thuật này nếu có vấn đề về sức khỏe với lưu lượng máu hoặc mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch kém. Bước đầu tiên là tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật của bạn. Nói về mục tiêu của bạn, các lựa chọn, rủi ro và lợi ích cũng như chi phí.
Nếu quyết định tiến hành hút mỡ, bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị, có thể bao gồm chế độ ăn kiêng và hạn chế rượu. Nói với bác sĩ phẫu thuật về bất kỳ loại dị ứng nào bạn mắc phải và bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng, bao gồm cả chất bổ sung không kê đơn và thảo dược. Họ có thể sẽ khuyên bạn ngừng dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu và một số loại thuốc giảm đau vài tuần trước khi phẫu thuật.
Tốt nhất khi thực hiện hút mỡ, bạn nên tìm tới các trung tâm hoặc cơ sở thẩm mỹ uy tín, có cấp phép nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hạn chế tối đa rủi ro không đáng có.
5. Sau khi hút mỡ bụng kiêng ăn bao lâu?
Sau phẫu thuật, người bệnh cần kiêng cữ (ăn uống theo nguyên tắc) trong vòng ít nhất từ 2 – 8 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian kiêng ăn sau phẫu thuật có thể kéo dài hơn, phụ thuộc vào loại phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và khuyến nghị của bác sĩ. Nhìn chung, không có một quy tắc cụ thể cho tất cả mọi người về thời gian kiêng ăn sau phẫu thuật. Do đó, trong mọi tình huống, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về thời gian kiêng cữ để tối ưu hóa quá trình phục hồi.
6. Lưu ý khi ăn kiêng sau hút mỡ bụng
Trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ cơ thể phục hồi tối ưu, ngoài việc quan tâm sau phẫu thuật nên ăn gì, người bệnh còn cần lưu ý thêm những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Không ăn uống quá kiêng khem: Cần duy trì lượng calo ít nhất từ 25 – 30 kcal / kg cơ thể / ngày để cung cấp năng lượng cho sự phục hồi. Tránh ăn quá ít, dẫn đến mệt mỏi, mất sức.
- Ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều: Bắt đầu với chế độ ăn lỏng như cháo, nước luộc rau, nước ép trái cây đến rau củ nghiền, súp và dần dần chuyển sang thực phẩm đặc hơn như bánh mì, mì ống, cơm…. Tăng dần số lượng thực phẩm lên mỗi ngày cho đến khi ăn đủ ít nhất 2000 calo / ngày;
- Chia nhiều cữ ăn mỗi ngày: Thay vì ăn 3 bữa lớn, người bệnh cần chia thành 4 – 6 bữa nhỏ để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng;
- Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước / ngày là rất quan trọng, nhưng bạn cần lưu ý không uống quá nhiều nước trước bữa ăn 15 phút hoặc uống trong giờ ăn để tránh làm loãng dịch vị và gây căng tức dạ dày, khiến bạn khó tiêu hóa;
- Dành cho người bệnh không thể nhai / nuốt:
Đặt ống thông dạ dày: Đối với người bệnh không thể nhai hoặc nuốt, việc sử dụng ống thông dạ dày (ống sonde) để truyền dinh dưỡng là một lựa chọn tối ưu. Thức ăn truyền qua sonde thường là thực phẩm chế biến sẵn, ở dạng lỏng, được cân chỉnh để đảm bảo cung cấp đầy đủ calo và dinh dưỡng cho người bệnh;
Truyền tĩnh mạch: Đối với bệnh nhân không thể tiêu hóa thông qua dạ dày hoặc ruột, truyền dinh dưỡng thông qua đường tiêm tĩnh mạch là phương pháp dung nạp dưỡng chất tối ưu. Song, khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo vệ sinh khi truyền.
7. Kết luận
Lưu ý, trên đây chỉ là những lưu ý cơ bản khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh sau phẫu thuật. Trên thực tế, mỗi người đều có một tình trạng sức khỏe và cơ địa riêng biệt. Do đó, trong mọi tình huống, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.
Hy vọng rằng với một số chia sẻ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu được phương pháp hút mỡ bụng. Đồng thời giải đáp cho bạn thắc mắc sau hút mỡ bụng nên ăn gì, nên kiêng ăn gì. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn gì trong việc thay đổi diện mạo của mình hay chăm sóc cơ thể trước và sau phẫu thuật, vui lòng liên hệ với Phòng Khám Dr Định Y Dược để được tư vấn giải đáp. Chúc bạn luôn rạng rỡ, tự tin với diện mạo của mình.
Tài liệu tham khảo:
- Phòng Khám Dr Định Y Dược – Chuyên Gia Tạo Hình Vòng 2
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/nhung-dieu-nen-biet-khi-hut-mo-liposuction/
- https://nutrihome.vn/sau-phau-thuat-kieng-an-gi/
- https://memart.vn/tin-tuc/suc-khoe-3/hut-mo-bung-phai-kieng-gi-nhung-dong-tac-hieu-qua-de-dot-chay-mo-thua-vi-cb.html