Sau khi mang thai, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi cân nặng và kích thước vòng bụng theo từng ngày. Đây là quá trình cho mẹ biết rằng thai nhi trong bụng phát triển đều đặn và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn còn lo lắng về vòng bụng của mình trong từng giai đoạn của thai kỳ. Hãy cùng phòng khám Dr Định Y Dược tìm hiểu về sự thay đổi vòng bụng khi mang thai ở bài viết bên dưới nhé!
1. Số đo vòng bụng khi mang thai thay đổi như thế nào?
Theo các chuyên gia, vòng bụng khi mang thai thường sẽ cứng và tròn hơn hẳn các trường hợp bụng to do tăng cân. Khi mang thai, vòng bụng của người mẹ sẽ tăng kích thước lên rất nhiều theo sự phát triển của em bé. Đồng thời, lượng nước ối tăng lên cũng là nhân tố khiến bụng tăng đáng kể.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thai kỳ sẽ rất khó để nhận biết sự thay đổi này bằng mắt thường. Thông thường, đến tháng thai kỳ thứ 3 thì bụng của mẹ mới lộ ra rõ rệt.
1.1.Rạn da
Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, vòng bụng khi mang thai sẽ to và lộ rõ hơn. Bên cạnh đó, rạn da có khả năng xuất hiện trong giai đoạn này. Đây là tình trạng thay đổi da mà gần 90% phụ nữ mang thai sẽ trải qua. Các vết rạn thường xuất hiện dọc bụng, mông, đùi và ngực, đồng thời có màu hồng và đỏ nổi bật. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa vitamin E kết hợp với tập thể dục đều đặn sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa rạn da.
1.2. Linea Nigra – đường sọc nâu
Các đường sọc nâu thường chạy từ khu vực rốn đến xương mu của bà bầu. Đặc biệt khi mang thai, vòng bụng bầu các đường này sẽ trở nên tối màu và nổi bật hơn. Bạn có thể thấy chúng vào tháng thứ tư hoặc thứ năm của thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể người mẹ bị mất cân bằng nội tiết tố. Mặc dù không thể ngăn ngừa điều này xảy ra khi mang thai nhưng chúng sẽ mờ dần sau sinh nở.
1.3 Khô, ngứa da
Thai nhi phát triển khiến da bụng căng ra gây khô ngứa khó chịu. Các bà bầu sẽ cảm thấy ngứa nhiều vào giai đoạn cuối thai kỳ, kèm theo chán ăn, buồn nôn, vàng da,… Nếu gặp tình trạng này, hãy liên hệ với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của ứ mật, liên quan đến chức năng gan. Hiện tượng này sẽ giảm và biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu đừng quá lo lắng.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đo Vòng Eo Chuẩn
2 Vòng bụng bầu thay đổi khi mang thai có ý nghĩa gì?
Vòng bụng khi mang thai sẽ lớn hơn nhiều so với bụng bình thường là do vùng bụng thay đổi theo kích thước tăng dần của tử cung. Điều này nhằm bảo vệ cho thai nhi từ khi là tế bào nhỏ xíu đến tận lúc chào đời. Khi đó, tử cung sẽ không ngừng lớn lên.
Đồng thời, sự tăng lên liên tục của vòng bụng cũng sẽ khiến rốn lồi ra. Đây là do áp lực từ tử cung tác động trực tiếp đến rốn. Áp lực này sẽ biến mất và rốn trở về bình thường sau khi sinh.
3. Chu Vi Vòng Bụng Khi Mang Thai
Đo kích thước vòng bụng sẽ giúp mẹ bầu theo dõi kích thước và khoang tử cung khi mang thai. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá tuổi thai và sự phát triển của thai nhi. Vì vòng bụng của mẹ có quan hệ mật thiết với kích thước của em bé. Dưới đây là cách và số đo vòng bụng bà bầu tại nhà mà mẹ bầu có thể áp dụng nhé!
Chu vi vòng bụng bầu khi mang thai sẽ được đo bằng đơn vị cm và có thể tính được từ khi thai được 20 tuần tuổi trở đi. Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có một công thức đơn giản để tính kích thước vòng bụng bầu ở mọi giai đoạn của thai kỳ. Đó là lấy số tuần thai cộng trừ 2, kết quả sẽ là chu vi bụng bầu chuẩn cần đạt được.
Có thể hình dung như sau: Nếu mẹ bầu mang thai được 20 tuần, vòng bụng của mẹ nên từ 18cm đến 22cm. Nếu thai được 24 tuần tuổi, vòng bụng cần đạt được sẽ nằm trong khoảng từ 22cm đến 26cm. Tuy nhiên, đây chỉ là cách đo tương đối, không hoàn toàn chính xác vì còn nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến vòng bụng người mẹ.
>> Xem thêm: Cách Lấy Lại Vóc Dáng Sau Sinh Tại Nhà | 2023
4. Khám phá kích thước vòng bụng chuẩn theo tháng.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, vòng bụng của mẹ sẽ không có nhiều thay đổi rõ rệt cả về kích thước và hình dáng. Trừ trường hợp mẹ bị tăng cân quá nhanh dễ thấy bụng.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ sẽ chứng kiến kích thước bụng bầu tăng lên trông thấy vì lúc này em bé đang phát triển ổn định. Kích thước tử cung tăng dần khiến bụng bầu theo đó tăng theo. Vào tam cá nguyệt thứ 3, vòng bụng bà bầu khi mang thai sẽ vượt mức làm cho việc đi lại và di chuyển gặp nhiều khó khăn. Mẹ hãy tham khảo bảng chỉ số vòng bụng dưới đây để theo dõi chu vi vòng bụng theo từng tháng nhé!
Tháng thai | Vòng bụng tối thiểu (cm) | Tiêu chuẩn (cm) | Vòng bụng tối đa (cm) |
5 | 76 | 82 | 89 |
6 | 80 | 85 | 91 |
7 | 82 | 87 | 94 |
8 | 84 | 89 | 95 |
9 | 86 | 92 | 98 |
5. Mẹ bầu sẽ thay đổi cân nặng như thế nào?
Cân nặng của mẹ khi mang thai sẽ biến động theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên cân nặng của người mẹ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Trong những tuần của tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, mẹ bầu sẽ tăng cân và tăng kích thước vòng bụng nhanh hơn.
Mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng theo từng tuần của mẹ và bé dưới đây nhé!
Tuổi thai | Số cân nặng có thể thay đổi | Trọng lượng em bé |
9-12 tuần | Không thay đổi nhiều, khoảng 1-2kg. | Nặng khoảng 1-10 gam, tuần thứ 10 khoảng 5 gam và tăng lên 50-70 gam ở tuần thứ 12. |
14-16 tuần | Tăng cân nhanh hơn, từ 5-7kg. Chiếm khoảng 50% – 60% cân nặng toàn thai kỳ. | Tuần thứ 14 có thể đạt 93 gam, chiều dài khoảng 14-15cm. Tuần 16 khoảng 146 gam, chiều dài khoảng 18-19cm. |
17-20 tuần | Tăng cân theo tuần, mỗi tuần khoảng 0.5kg. | Cân nặng tiếp tục tăng và có thể đạt 330 – 350 gam ở tuần thứ 20. |
21-24 tuần | Tăng 0.5kg mỗi tuần hoặc nhiều hơn. Cân nặng đạt chuẩn giai đoạn này là khoảng 4.5kg. | Tuần thứ 21 chiều dài em bé là 27.4cm, nặng khoảng 400 gam. Sang tuần 24 sẽ dài 32-33 cm và nặng 665 gam. |
25-28 tuần | Giai đoạn này mẹ có thể tặng đến 4kg, chiếm 30% – 40$ tổng lược tăng trọng lượng trong khi mang thai. Đến tuần 28, mẹ đã tăng khoảng 9kg. | Thai nhi phát triển nhanh và dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Tuần 28 bé sẽ nặng khoảng 1.2kg với chiều dài là 37-38 cm. |
29-32 tuần | Mẹ không còn tăng cân nhiều như trước. Kích thước thai nhi đã lớn nên mẹ cần hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng cân nhanh. Tới tuần 32, tổng tăng cân nặng lý tưởng của mẹ là khoảng 11kg. | Sau tuần 32, em bé có thể nặng khoảng 1.8kg. Mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và khó khăn trong di chuyển hơn vì bụng đã lớn hơn nhiều so với các giai đoạn trước. |
33-36 tuần | Cân nặng sẽ tăng chậm và ngừng lại. Thông thường, mẹ sẽ tăng khoảng 1kg ở giai đoạn này. | Từ tuần 33, cân nặng em bé sẽ tăng nhanh, có thể đạt khoảng 2.5 – 3kg với chiều dài từ 41 – 48 cm. |
Trên đây là những thông tin về vòng bụng bà bầu khi mang thai được nhiều mẹ bầu quan tâm. Phòng khám Dr Định Y Dược hy vọng đã cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và bình an nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Chuyên sâu và định hình vòng 2 – Dr Định Y Dược
- https://aihealth.vn/can-nang-chuan-cua-thai-nhi
- https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/tam-goi-the-nao-cho-ung-cach-oi-voi-ba-bau-?inheritRedirect=false
- https://tuoitre.vn/ngua-o-vung-quanh-ron-lan-ra-toan-bung-khi-mang-thai-20171220110707789.htm
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/cac-thuc-dinh-duong-cho-ba-bau/