Bụng chảy xệ, mỡ nhiều – kẻ thù không đội trời chung với chị em phụ nữ, và đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Và phương pháp tạo hình thành bụng chuyển rốn ra đời chính là giải pháp hoàn hảo co vùng bụng chùng nhão và vùng chạy xệ. Các chị em sẽ lấy lại được một vóc dáng thon gọn và một vòng 2 quyến rũ chỉ sau một lần thực hiện.
Có rất nhiều phương pháp kỹ thuật tạo hình thành bụng khác nhau, trong đó một trong những phương pháp được ưa chuộng đó là tạo hình thành bụng chuyển rốn – bởi kết quả của phương pháp này chính là một vòng eo săn chắc và một chiếc rốn cuốn hút.
Vậy nên, để hiểu rõ bản chất của tạo hình thành bụng chuyển rốn cũng như quy trình như thế nào, tác dụng hiệu quả nó ra sao, cách chăm sóc hậu phẫu như thế nào? Hãy để phòng khám DR ĐỊNH Y DƯỢC giải đáp các thắc mắc và những câu hỏi của bạn ở bên dưới nhé!
1. Tạo hình thành bụng chuyển rốn là gì?
Phương pháp tạo hình thành bụng chuyển rốn nói một cách dễ hiểu đó là sử dụng thủ thuật cắt bỏ phần da thừa ở vùng bụng dưới rốn, lấy phần mỡ và da thừa ra ngoài, để tránh trường hợp khi khâu lại chân rốn sẽ bị căng hoặc thùng xuống do không khớp vị trí thì bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt phần chân của rốn và đính lại vào điểm khác thích hợp hơn. Khi đó, phần rốn cũ vẫn được giữ nguyên mà không bị cắt hay tạo mới. Có thể hiểu rõ là tạo hình thành bụng chuyển chân rốn.
Tạo hình thành bụng chuyển rốn ngày càng được ưa chuộng, phổ biến vì hạn chế xâm lấn, đường sẹo nhỏ và có tính thẩm mỹ cao, giúp chị em đáp ứng đủ nhu cầu về thẩm mỹ và sự cuốn hút ở vòng 2. Tuy nhiên, phương pháp dành cho một số đối tượng nhất định, không phải ai cũng thích hợp để thực hiện phương pháp tạo hình thành vùng bụng chuyển rốn do kỹ thuật chỉ tác động vào ở rốn.
2. Đối tượng phù hợp tạo thành bụng chuyển rốn?
Có lẽ rất nhiều chị em luôn mặc cảm hay tự ti về vùng bụng và eo của mình nếu có mỡ thừa hay nếp nhăn chảy xệ. Điều đó làm chị em không dám mặc những bộ đồ body khoe dáng hay những chiếc áo croptop khoe eo, hơn hết một điều thiệt thòi nữa đó là khó để diện những bộ đồ bikini quyến rũ. Cho nên, các chị em luôn tự thắc mắc rằng mình có thể áp dụng phương pháp tạo thành bụng chuyển rốn được không? Và dưới đây là một số trường hợp để được chỉ định thực hiện:
- Phụ nữ sau sinh (sau ít nhất là 6 tháng): da chùng nhão, chảy sệ, bị rạn.
- Phù hợp cho những khách hàng có da bụng thừa ít, và bụng không quá mập.
- Người bị giảm cân đột ngột khiến da bụng bị rạn nứt, bị giãn, thừa da do không co theo kịp tốc độ giảm cân.
- Những người thừa cân và có vòng bụng nhỏ, da bụng xấu, da thừa ít, thành bụng yếu, nhăn nheo khiến cho bệnh nhân khó chịu, nặng nề và có mong muốn có được vóc dáng thon gọn, đẹp hơn.
- Nhão cơ thành bụng
- Người bị thừa ít da sau khi hút mỡ bụng.
- Áp dụng cho cả nam và nữ trên 18 tuổi và phẫu thuật không có chống chỉ định.
- Tốt nhất vẫn là bệnh nhân có BMI bình thường, không có dự định sinh đẻ trong tương lai gần, có da mỡ thừa và tình trạng cơ bụng nhão ở mức trung bình.
>> Xem thêm: Tạo Hình Thành Bụng Toàn Thể – Giải Pháp Thông Minh Cho Vòng Hai
3. Những đối tượng nào không được khuyến cáo phẫu thuật tạo hình thành bụng chuyển rốn?
Bên cạnh những yếu tố, điều kiện để phẫu thuật tạo hình chuyển rốn thì một số đối tượng không được khuyến khích và chống chỉ định thực hiện thủ thuật này bao gồm:
- Không thực hiện ở những khách hàng đã từng phẫu thuật vùng bụng, hiện còn có sẹo ở vùng bên trái hoặc bên phải thành bụng.
- Không thực hiện ở những khách hàng đang có nhiều bệnh nền nặng như tim mạch, tiểu đường, béo phì do bệnh và hút thuốc lá nhiều.
- Không thực hiện ở chị em phụ nữ có ý định hoặc có mong muốn có thai trong tương lai gần.
- Không thực hiện ở các chị em hay khách hàng có tiền căn thuyên tắc mạch máu.
- Không thực hiện khi khách hàng có tình trạng béo phì nặng (BMI > 40).
4. Quá trình phẫu thuật tạo hình thành bụng chuyển rốn?
Bất kì một phương pháp phẫu thuật tạo hình thành bụng nói chung và tạo hình thành bụng chuyển rốn nói riêng thì đều cần hội tụ đầy đủ tiêu chuẩn được cấp phép: Một phòng phẫu thuật vô trùng, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn, một quy trình được phổ biến cho khách hàng với 3 phương châm thăm khám: Chăm sóc trước phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật. Cụ thể như sau:
4.1 Trước phẫu thuật
Chắc chắn rằng, một cuộc thăm khám đầy đủ và chi tiết không thể thiếu ở một quy trình tạo hình thành bụng chuyển rốn, cụ thể cần có các chi tiết sau:
- Người bệnh sẽ trao đổi với bác sĩ về những ý định của mình, những mong muốn và những mục tiêu muốn đạt được sau khi kết thúc quá trình tạo hình thành bụng chuyển rốn.
- Các tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng thuốc cũng đều được khai báo. Kèm theo đó là tình trạng sức khỏe, các bệnh đang có của mình, có hay không đang sử dụng thuốc nào để bác sĩ nắm chi tiết.
- Sau đó có thể cần phải dừng một số thuốc gây ảnh hưởng đến xét nghiệm, hay ảnh hưởng đến quá trình tạo hình thành bụng chuyển rốn sau đó.
- Được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để có thể đánh giá tổng quát tình trạng cơ thể của bạn.
- Nếu tình trạng của bạn đủ điều kiện để có thể thực hiện quá trình tạo hình thành bụng chuyển rốn, sẽ được tư vấn và lên kịch cho cuộc phẫu thuật.
>> Xem thêm: Tổng Hợp 8 Phương Pháp Tạo Hình Thành Bụng Hiệu Quả
4.2 Gây mê, gây tê trước phẫu thuật
Qua sự thăm khám và kết luận đã chọn được kỹ thuật gây mê hay gây tê nào sẽ được bác sĩ gây mê thực hiện. Tùy vào thời gian dự kiến phẫu thuật mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương án phù hợp.
4.3 Thủ thuật tạo hình thành bụng chuyển rốn
Kỹ thuật, phương pháp đã được bác sĩ lựa chọn để phù hợp cho từng bệnh nhân và cả đáp ứng đúng điều kiện phẫu thuật ở cơ sở y tế đó. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành các thủ thuật cần thiết, có thể áp dụng những công nghệ hiện đại bổ trợ. Cụ thể:
- Tạo đường tạo hình cần thiết có phẫu thuật
- Rạch da, cắt đường phần da dưới rốn khoảng 8 – 10cm tùy thuộc vào diện tích bụng của mỗi người.
- Cắt bỏ phần da thừa, lóc mô và mỡ dưới da.
- Cắt chân đường rốn, rời vị trí đính vào vị trí mới thích hợp (vẫn giữ nguyên rốn cũ)
- Khâu chân dính vào thành bụng
Sau tất cả các bước trên thì sẽ đến bước khâu lại phần da với nhau, chắc chắn rằng các bác sĩ sẽ chọn đường khâu tạo sự thẩm mỹ nhất.
5. Vết mổ và sẹo thu nhỏ bụng sẽ trông như thế nào?
Sẽ đảm bảo rằng bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt đường rạch vết mổ ngắn nhất có thể cho khách hàng. Vết sẹo của bạn sẽ giảm bớt dần đi, qua khoảng 3 tháng thì sẹo mờ đi thấy rõ. Ở phương pháp này, phần da bị rạch chắc chắn ít hơn so với tạo hình thành bụng toàn thể, vết rạch chỉ 8 – 10cm và phía dưới bụng dưới nên hạn chế được sự mất thẩm mỹ rất cao.
6. Những lưu ý trước phẫu thuật tạo hình thành bụng chuyển rốn bạn cần biết
Bạn cần phải tuân thủ và đảm bảo một số yêu cầu sau để giúp cuộc phẫu thuật thành công và thời gian lành sớm nhất có thể:
- Không được hút thuốc, bỏ thuốc ít nhất là 1 tháng trước và 1 tháng sau phẫu thuật (thuốc lá có thể làm sẹo lâu lành).
- Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân không được uống thuốc ngừa thai, đặc biệt là những trường hợp rối loạn đông máu hoặc có những yếu tố rủi ro liên quan (ví dụ như: béo phì, tình trạng tĩnh mạch xấu).
- Không dùng thuốc có chứa aspirin và các thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, diclofenac trong vòng 10 ngày trước phẫu thuật.
7. Cần chăm sóc như thế nào sau khi tạo hình thành bụng chuyển rốn?
Một số tình trạng có thể gặp sau hậu phẫu tạo hình thành bụng như sau:
- Cảm giác như bụng bị kéo căng. Khó khăn khi đứng thẳng
- Đau và bầm tím vùng phẫu thuật. Tê ở bụng trong một vài tháng
- Sẹo vết mổ thường có màu đỏ trong 2 đến 3 tháng đầu và sẽ nhạt dần dần bớt đỏ từ tháng thứ 3 trở đi và tồn tại trong thời gian từ 1 đến 2 năm. Tránh để sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tia UV trong ít nhất 3 tháng vì có thể gây thâm sạm.
Trong bất cứ ca phẫu thuật nào, việc chăm sóc hậu phẫu là rất quan trọng, thẩm mỹ thành bụng chuyển rốn cũng không ngoại lệ. Để rút ngắn thời gian chăm sóc để vết thương mau lành cần thực hiện như sau:
- Trong 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật: cần điều trị và theo dõi ngay tại bệnh viện, thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn từ bác sĩ phẫu thuật và nhân viên y tế.
- Trong 2 tuần đầu điều trị ngoại trú: Cần thay băng hàng ngày, cắt chỉ sau khoảng từ 10 – 14 ngày. Cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Tập đi lại quanh phòng sau 1 – 2 ngày.
- Từ ngày thứ 3 – 4 sau khi phẫu thuật, có thể làm những công việc cá nhân nhẹ nhàng.
- Trong 2 tuần đầu, cần đi hơi cúi người, tránh ưỡn người vì sẽ khiến vùng da phẫu thuật bị căng tức, ảnh hưởng đến vết mổ.
- Từ tuần thứ 3, có thể bắt đầu tập đi thẳng người.
- Sau khoảng 3 tuần, có thể luyện tập thể dục, thực hiện một số hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày.
- Không cần ăn kiêng quá kỹ, tuy nhiên vẫn nên có chế độ ăn uống hợp lý nhiều rau xanh, ít thịt.
- Thường xuyên đeo đai bụng, ít nhất là trong 3 tuần, đeo dụng cụ hỗ trợ cơ bụng khoảng 6 tháng hoặc hơn để giữ form bụng đẹp hơn.
Phẫu thuật tạo hình thành bụng chuyển rốn đang là nhu cầu làm đẹp phổ biến hiện nay nhờ có tính thẩm mỹ cao. Trên đây là những thông tin về tạo hình thành bụng chuyển rốn mà khách hàng nào cũng băn khoăn và đưa ra câu hỏi. DR ĐỊNH Y DƯỢC chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những câu trả lời chi tiết và cụ thể.
Hy vọng rằng quý khách hàng sẽ lựa chọn cho mình một địa chỉ để thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng chuyển rốn an toàn và uy tín nhất. Hãy liên hệ đến phòng khám DR ĐỊNH Y DƯỢC để nhận được sự tư vấn và phương án điều trị tốt nhất ngay hôm nay, website: https://drdinhyduoc.vn/
Tài liệu tham khảo:
- Chuyên sâu tạo hình vòng 2 – Dr Định Y Dược
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phau-thuat-tao-hinh-thanh-bung-nhung-dieu-can-biet
- https://suckhoe123.vn/lam-dep/video-tao-hinh-thanh-bung-chuyen-ron-dr-quang-duc-7710.html
- https://www.costhetics.com.au/plastic-surgery/belly-button-reshaping/
- https://hellobacsi.com/suc-khoe/phau-thuat/nhung-dieu-can-biet-ve-phau-thuat-tao-hinh-thanh-bung/
- https://dalieu.vn/phau-thuat-tao-hinh-thanh-bung-d2615.html