
Vùng bụng thon phẳng là mong ước của người, nhất là với những người thừa cân béo phì và các chị em bị xổ bụng sau sinh. Phẫu thuật hút mỡ bụng chính là một trong những biện pháp có thể giúp bạn đạt có được vóc dáng ưng ý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về phẫu thuật hút mỡ bụng để bạn tham khảo.
1. Phẫu thuật hút mỡ bụng là gì?

Hút mỡ là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ lượng mỡ dư thừa. Trong đó, hút mỡ bụng là thủ thuật thường gặp và được thực hiện nhiều nhất. Nguyên nhân là do mỡ ở một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng bụng, không thể bị loại bỏ hoàn toàn bằng cách tập thể dục hay thay đổi lối sống.
Hiện nay, hút mỡ bụng không chỉ được thực hiện nhiều bởi các chị em phụ nữ, đặc biệt là những người có vòng 2 quá khổ sau khi sinh. Thủ thuật này cũng được thực hiện nhiều bởi nam giới có nhiều mỡ thừa ở vùng bụng và mong muốn tạo dáng cơ bụng đẹp.
>> Xem thêm: Những Lo Lắng Thường Gặp Trước Khi Đi Hút Mỡ
2. Hút mỡ bụng có thể giải quyết những vấn đề gì?
Trước khi tìm kiếm tư vấn chuyên sâu về hút mỡ bụng, hãy tìm hiểu những vấn đề mà thủ thuật này có thể giúp bạn xử lý.
2.1 Loại bỏ chất béo dư thừa

Mục tiêu giảm mỡ có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh. Tuy nhiên, với một số người, những phương pháp giảm mỡ này mang lại kết quả rất chậm. Mỡ bụng, đặc biệt là mỡ bụng dưới rất khó giảm, kể cả khi bạn đã đạt mục tiêu cân nặng.
Hút mỡ bụng có thể giúp bạn loại bỏ lượng mỡ thừa ra khỏi cơ thể, nếu các biện pháp ăn uống và tập luyện không mang lại nhiều kết quả. Sau phẫu thuật, nếu như bạn duy trì cân nặng ổn định thì kết quả hút mỡ cũng sẽ được duy trì.
Tuy nhiên, lượng mỡ hút ra cũng có giới hạn để tránh cho cơ thể bị sốc, rối loạn và xuất huyết. Lượng mỡ được hút không nên quá 4% trọng lượng cơ thể. Bạn cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng bởi bác sĩ và người có chuyên môn trước khi phẫu thuật hút mỡ bụng.
2.2 Tạo hình thành bụng và căng da bụng

Bụng to không hoàn toàn do mỡ, mà có thể do cơ thành bụng lỏng lẻo. Ví dụ, phụ nữ sau sinh thường bị xổ bụng, hai khối cơ thẳng bụng bị tách xa nhau, khiến bụng dưới phình ra. Những người bị béo phì cũng có thể gặp tình trạng này do áp lực từ mỡ nội tạng lên thành bụng.
Phẫu thuật hút mỡ bụng đơn thuần sẽ không giúp bạn tạo hình thành bụng và căng da bụng. Nếu cơ bụng của bạn bị phân tách, sau khi hút mỡ bụng, da bụng của bạn sẽ vẫn bị chảy xệ, nhăn nheo, cơ bụng chùng nhão. Vì thế, nếu muốn có làn da bụng căng phẳng, mịn màng, bạn cần thực hiện phẫu thuật tạo hình thành bụng để loại bỏ da thừa, mỡ thừa và thắt chặt cơ bụng.
Tương tự, việc hút mỡ bụng thông thường cũng chưa tạo được bụng 6 múi. Để có được hình khối cơ bụng, bạn cần trải qua 2 giai đoạn là hút mỡ bụng và tạo hình thành bụng.
>> Xem thêm: Hút Mỡ Bụng Có Giúp Tạo Hình Thành Bụng Không ?
3. Chuẩn bị cho hút mỡ bụng
Để có kết quả hút mỡ bụng tốt, cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ cả phía bạn và bác sĩ phẫu thuật. Giai đoạn chuẩn bị cho phẫu thuật rất quan trọng, bạn cần lưu ý những việc sau đây.
3.1 Tư vấn trước phẫu thuật

Như thông tin đã chia sẻ ở trên, hút mỡ bụng thông thường chỉ giúp bạn loại bỏ mỡ mà chưa tạo hình thành bụng. Do vậy, ở buổi tư vấn đầu tiên, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ về mong muốn làm đẹp của bạn để xác định đầy đủ các thủ thuật cần làm.
Bạn cũng cần được đánh giá về tình trạng sức khỏe và tình trạng bụng hiện tại, để xem việc phẫu thuật thẩm mỹ có phù hợp với bạn hay không. Phẫu thuật hút mỡ bụng có nhiều nguy cơ biến chứng. Vì thế, bạn cần tìm đến các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để được tư vấn tận tâm.
3.2 Kiểm tra sức khỏe
Trước phẫu thuật, bạn sẽ được khám sức khỏe tổng thể, kiểm tra chức năng gan, thận, tim, phổi, và xét nghiệm máu. Bạn cũng có thể được bác sĩ yêu cầu tạm dừng sử dụng một số thuốc làm loãng máu, hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid, ít nhất 2 tuần trước phẫu thuật.
3.3 Chuẩn bị dụng cụ
Các dụng cụ được sử dụng trong phẫu thuật hút mỡ bụng bao gồm:

Que hút mỡ: Que hút mỡ bằng kim loại, hay còn được gọi là ống cannula. Dụng cụ này được đưa vào vùng mỡ cần hút qua các vết rạch nhỏ trên da. Bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật để hóa lỏng mỡ, rồi hút mỡ lỏng ra ngoài.
Ống cannula thường được làm bằng inox không gỉ SUS-303, là vật liệu an toàn trong y tế. Tùy vào từng vị trí và độ tích mỡ mà bác sĩ sẽ dùng que hút mỡ có chiều dài, đường kính, vị trí lỗ kim khác nhau. Thông thường, que hút có đường kính 2.5 ~ 3 mm, chiều dài 10 ~ 30 cm.
Máy hút: Một thiết bị không thể thiếu trong phẫu thuật hút mỡ bụng, đó chính là máy hút. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy hút mỡ khác nhau, phụ thuộc vào công nghệ hút mỡ. Tác dụng chính của máy hút là dùng công nghệ để hóa lỏng vùng mỡ thừa, rồi dùng lực hút phù hợp để hút mỡ đã hóa lỏng ra ngoài.
Một số loại máy hút được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Máy hút mỡ Vaser Lipo: Dùng năng lượng sóng siêu âm tần số cao. Hiện nay, máy Vaser Lipo 4D là dòng máy mới và hiện đại nhất dùng công nghệ này.
- Máy hút mỡ Vaser Air+: Đây là loại máy sử dụng công nghệ hút mỡ tối tân, tích hợp 3 thiết bị hút Vaser Lipo, Power X và MicroAire.
- Máy hút mỡ Ultrasound: Dùng sóng siêu âm với tần suất 5 triệu rung động/giây để hóa lỏng mỡ.
- Máy bắn hút mỡ Body Jet: Sử dụng đầu bắn tia nước để tác động vào vùng mỡ dư thừa.
3.4 Quần áo băng ép

Quần áo băng ép – hay còn gọi là gen nịt bụng – là đồ dùng bạn cần đeo sau khi phẫu thuật để giảm sưng và giúp da chảy xệ co lại. Để chuẩn bị, bác sĩ sẽ cho bạn thử băng nén trước khi phẫu thuật để tìm cỡ vừa vặn với bạn.
Bạn cần đeo gen nịt bụng trong suốt 1 tuần sau hút mỡ. Sau đó, từ tháng thứ 2 trở đi, bạn cần duy trì đeo gen nịt bụng cho phù hợp với sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng và thời gian đeo sau phẫu thuật và mỗi lần tái khám.
4. Chuẩn bị sức khỏe tốt nhất

Về phía bạn, bạn cần chuẩn bị tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi thực hiện phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ một số yêu cầu sau trước phẫu thuật vài tuần.
- Tránh sử dụng một số thuốc và thực phẩm chức năng có chứa aspirin, advil, tỏi, vitamin E… để tránh tình trạng không đông máu.
- Tập luyện vừa phải, uống đủ nước và giảm đường, muối trong bữa ăn.
- Không hút thuốc lá.
- Tắm bằng xà phòng kháng khuẩn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp hút mỡ bụng. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, hầu hết người bệnh đều đạt kết quả tốt và thấy những thay đổi trên cơ thể sau 4-6 tuần. Mặc dù vậy, hút mỡ bụng là một cuộc đại phẫu có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bạn cần tìm đến những bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Nếu bạn muốn được tư vấn chuyên sâu về phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng, hãy liên hệ ngay với phòng khám Dr Định Y Dược qua website drdinhyduoc.vn. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành với bạn trên hành trình làm đẹp.
Tài Liệu Tham Khảo
- Chuyên gia tạo hình vòng 2 – Dr Định Y Dược
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-dep/qua-trinh-hut-mo-bung-dien-ra-nao/
- https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/hut-mo/
- https://www.plasticsurgery.org/cosmetic-procedures/liposuction/procedure
- https://www.webmd.com/beauty/cosmetic-procedure-liposuction