Sau một chuỗi ngày ăn kiêng kham khổ và tập luyện hăng say nhưng các bé mỡ bụng vẫn cứ vẹn nguyên. Hiểu được vấn đề nan giải này, công nghệ hút mỡ bụng ra đời và giải quyết triệt để mỡ bụng thừa tích lũy đồng thời cải thiện độ săn chắc, đàn hồi da bụng. Chị em có tò mò về cách thức hoạt động của phương pháp diệu kỳ này? Bài viết dưới đây Dr. Định Y Dược xin phép được mô tả kỹ lưỡng kỹ thuật hút mỡ bụng này.
Các tế bào mỡ không tự sản sinh mà phụ thuộc nhiều vào quá trình tích trữ. Mỡ thừa xuất hiện phần lớn là do chế độ ăn giàu chất béo, dầu mỡ nhiều và không tập luyện thể dục, vận động thường xuyên. Các vị trí thường dễ tích trữ mỡ thừa là bụng, đùi, bắp chân, bắp tay,… Và một khi thay đổi chế độ sống lành mạnh cùng các bài tập giảm mỡ bụng không hiệu quả thì công nghệ hút mỡ bụng được lựa chọn.
Kỹ thuật hút mỡ bụng đã và đang được các chị em rỉ tai nhau như một bí kíp tiêu biến nhanh bé mỡ để lấy lại vòng hai săn chắc, vóc dáng cân đối đáng mơ ước. Việc hút mỡ chỉ để lại dấu vết nhỏ trên da, không can thiệp dao kéo nhiều và không chỉ đem lại hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, giảm thiểu đau đớn, hạn chế xâm lấn trên bệnh nhân.
1. Quy trình, Kỹ Thuật Hút Mỡ Bụng
1.1 Bước 1: Thăm khám và tư vấn trước mổ
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất là thăm khám bệnh nhân về tình trạng mỡ bụng, đàn hồi da,… cũng như nguyện vọng của họ sau phẫu thuật. Từ đây bác sĩ sẽ đưa ra các công nghệ hút mỡ bụng phù hợp để bệnh nhân tham khảo. Tình hình sức khỏe của bệnh nhân cũng được quan tâm, nhất là người bệnh mạn tính, bệnh về máu đang sử dụng thuốc chống đông, aspirin thì cần cân nhắc.
1.2 Bước 2: Thực hiện các cận lâm sàng
Để bảo đảm an toàn cho cuộc mổ thì nhiều xét nghiệm được tiến hành để bổ trợ cho khâu thăm khám ở trên nhằm xác định chính xác tình trạng của người bệnh. Các cận lâm sàng về bệnh học cũng được tiến hành để đảm bảo các bệnh tật mà khách hàng đang mắc phải không ảnh hưởng kết quả tiêu mỡ. Các xét nghiệm máu chức năng đông cầm máu, gan, thận,,.. và siêu âm bụng được tiến hành.
1.3 Bước 3: Đánh dấu khu vực hút mỡ
Để quá trình hút mỡ bụng được tiến hành trơn tru và nhanh chóng, việc đánh dấu các khu vực hút mỡ bụng lên da được bác sĩ thực hiện. Sau khi đã cân nhắc lượng mỡ bụng cần hút cũng như vị trí sao cho cân đối thì bác sĩ sẽ vẽ các đường tròn và kẻ các trục nhằm đánh dấu cụ thể vùng mỡ cần can thiệp.
1.4 Bước 4: Gây mê, gây tê trước mổ
Quá trình hút mỡ bụng sẽ được diễn ra hoàn toàn dưới mê hoặc gây tê vùng tùy theo quyết định của bác sĩ gây mê. Để đảm bảo bệnh nhân không cảm nhận đau đớn trong khi thực hiện và việc thao tác của bác sĩ cũng không gặp khó khăn. Nếu dị ứng với thuốc mê bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp giảm mỡ khác không can thiệp. Còn nếu đáp ứng tốt, người bệnh sẽ ngủ suốt thời gian mổ.
>> Xem thêm: Địa Chỉ Hút Mỡ Bụng Uy Tín Ở TP.HCM | 2023
1.5 Bước 5: Tiến hành hút mỡ bụng
Vùng mổ sau khi được vệ sinh sát khuẩn sạch sẽ, bác sĩ tiến hành rạch đường nhỏ trên da khoảng 4-5 mm. Nguyên tắc hút mỡ bụng chung là lấy mỡ thừa qua các ống thông đầu tù, tròn để tránh gây thương tổn mô, cơ, mạch máu. Ống đi qua đường rạch nhỏ trên da, và được kết nối với hệ thống hút chân không. Sau khi mỡ bụng được phân tách, hóa lỏng sẽ được hút ra ngoài qua các ống này.
Có nhiều phương pháp, kỹ thuật hút mỡ bụng đã ra đời để phục vụ nhu cầu làm đẹp cho chị em. Và tùy theo tình trạng mỡ bụng, sức khỏe và nhu cầu khách hàng mà bác sĩ sẽ cân nhắc công nghệ hút mỡ phù hợp. Các yếu tố đàn hồi da, khối lượng mỡ bụng, trương lực cơ và hình thể bệnh nhân đều được quan tâm. Dưới đây là các đại diện thường gặp:
- Hút mỡ bụng Tumescent liposuction: Dung dịch Tumescent làm vùng mỡ sau tiêm sưng, cứng, hóa lỏng. Lượng mỡ bụng được hút ra nhờ hệ thống hút chân không.
- Hút mỡ bụng bằng sóng siêu âm: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để phân tách mỡ rồi nhũ hóa chúng thành dạng lỏng để hút ra ngoài.
- Hút mỡ bụng bằng laser: Kỹ thuật này lợi dụng nhiệt lượng từ đèn laser để hóa lỏng mỡ rồi hút chúng ra ngoài, đồng thời làm săn chắc da bụng, co da tốt sau mổ.
- Hút mỡ bụng bằng lực: Lợi dụng sự rung động từ các đầu dò mà mỡ sẽ được phân tách và hóa lỏng. Kỹ thuật này ít gây đau, bầm tím và hiệu quả cao.
- Hút mỡ bụng bằng sóng RF: Áp dụng tần số rung động của sóng RF vừa làm tan mỡ vừa làm săn chắc da bụng, hiệu quả giảm béo và cân đối vóc dáng.
- Hút mỡ bụng hỗ trợ bằng nước: Sử dụng áp lực nước bơm phồng, làm vỡ tế bào mỡ, hóa lỏng rồi hút mỡ ra ngoài một cách dễ dàng.
1.6 Bước 6: Kết hợp tạo hình thành bụng (nếu cần)
Thường những đối tượng mỡ bụng quá cỡ nhưng da chảy xệ, chùng nhão thì sau khi hút mỡ bụng nên cân nhắc kết hợp tạo hình thành bụng. Để tối ưu hóa hiệu quả chỉnh hình, sở hữu vòng hai thon gọn và săn chắc, vóc dáng cân đối thì cắt gọt da, mô thừa cần được tiến hành.
1.7 Bước 7: Chăm sóc sau phẫu thuật hút mỡ bụng
Chăm sóc sau mổ rất quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả hút mỡ, tạo hình. Đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc và đeo áo định hình, chăm sóc vết mổ cẩn thận. Sau 1-2 ngày bệnh nhân có thể xuất viện, nghỉ ngơi tại nhà và sau 1 tháng, vòng hai mơ ước này sẽ là của bạn.
>> Xem thêm: 10 Lưu Ý Quan Trọng Sau Khi Hút Mỡ Bụng
2. Dụng cụ hút mỡ bụng
Để làm nên thành công của một cuộc mổ thì tay nghề, kỹ thuật hút mỡ bụng của bác sĩ chính là yếu tố tiên quyết. Nhưng để tiến hành trơn tru và đảm bảo thì khâu dụng cụ, trang thiết bị cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Tùy thuộc công nghệ hút mỡ nào được ứng dụng mà máy hút mỡ bụng tương ứng sẽ được sử dụng.
Các dụng cụ không thể thiếu trong phẫu thuật hút mỡ bụng gồm có: Máy hút mỡ bụng, các đầu dò, kim tiêm, kim hút, kéo, gạc, mes, săng vải vô trùng, gạc vô trùng, chén đựng povidine,… Có thể kể đến máy hút mỡ bụng Vaser lipo, Smart Lipo, Microaire,…là các dòng máy lâu đời được biết đến rộng rãi.
3. Chuẩn bị trước mổ
Trước khi tiến đến bàn mổ thì bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng tình trạng, nhu cầu bản thân có phù hợp với liệu trình bác sĩ đưa ra. Cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ và phòng khám uy tín để chọn lựa thông minh phương pháp phẫu thuật thích hợp. Bạn cần đảm bảo sức khỏe ổn định, không đang trong một đợt bệnh cấp tính nào.
Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng xà phòng trong một tuần và dùng kháng sinh trước và duy trì sau phẫu thuật là những điều cơ bản. Không ăn hoặc uống gì trong ít nhất 6 tiếng trước phẫu thuật. Ngưng sử dụng các thuốc chống đông trước đó ít nhất 10 ngày như Aspirin, thuốc dễ chảy máu như NSAIDs, …Cần thông báo cho bác sĩ về các thuốc đang dùng và thuốc bạn dị ứng.
4. Dung dịch tê thấm là gì trong kỹ thuật hút mỡ bụng?
Bất kể bạn chọn phương pháp hút mỡ nào thì việc bơm dung dịch tê thấm vào vùng mỡ cần can thiệp là một việc thường quy. Được pha chế từ dung dịch đẳng trương là nước muối sinh lý NaCl 0.9% và bicarbonat, một thuốc gây tê giảm đau ( lidocain thường được tin dùng) và một liều epinephrine giúp co mạch, cầm máu. Liều lidocain thường pha là 35-55 mcg/kg.
Nhờ vậy dung dịch tê thấm có nhiều tác dụng từ co mạch để hạn chế chảy máu, đến gây tê tại chỗ và phân tách các tế bào mỡ cách xa nhau nhờ các bọt khí siêu nhỏ sẽ len lỏi vào giữa cấu trúc lỏng lẻo của mô mỡ. Thời gian để dung dịch tê thấm có tác dụng tối đa là 20-30 phút. Trong lúc này, bác sĩ cần quan sát và phát hiện kịp thời những nơi còn thiếu dịch tê để bơm bổ sung ngay.
Việc bơm sẽ được tuần tự lớp mỡ sâu ở dưới cùng được tiêm trước, rồi từ từ tiến vào lớp mỡ nông dưới da. Khi bơm phải chậm rãi để tránh căng phồng mô mỡ đột ngột, khiến bệnh nhân đau đớn. Khi tác dụng gây tê phát tác thì tốc độ tiêm có thể đẩy lên. Bơm dung dịch Tumescent sẽ được thực hiện qua đường rạch nhỏ 4-5 mm ở da để dung dịch lan tràn và thấm đẫm khắp các mô mỡ dưới da.
Sau khi mỡ được hóa lỏng nhờ dung dịch tê thấm, chúng sẽ được hút ra ngoài. Lượng mỡ bụng và dịch hút mỡ bụng ra bao nhiêu sẽ được bù lại bấy nhiêu bằng đường truyền tĩnh mạch để tránh bệnh nhân bị giảm thể tích đột ngột.
>> Xem thêm: Máy Hút Mỡ Tại Nhà Được Sử Dụng Nhiều Nhất
5. Thời gian mổ, Kỹ thuật hút mỡ bụng
Tùy thuộc phương pháp mổ được lựa chọn cùng công tác chuẩn bị và thuận lợi trong phòng mổ, phẫu thuật hút mỡ bụng thường kéo dài trong vòng khoảng 1-3 tiếng. Thời lượng cho thao tác phân tách, hút mỡ còn phụ thuộc vào tình trạng mỡ thừa của bệnh nhân nhiều hay ít, nhu cầu thay đổi ra sao và trình độ chuyên môn của bác sĩ. Công cuộc chuẩn bị trước mổ càng chu đáo thì thời gian mổ càng ngắn.
6. Thuốc trước, trong, sau mổ
Hiện nay, hiểu được vai trò to lớn trong kiểm soát đau và gây mê tốt cho bệnh nhân hút mỡ bụng nên phương pháp giảm đau đa mô thức thường được sử dụng. Việc kết hợp thông minh các biện pháp giảm đau trước, trong và sau mổ với gây mê, gây tê hợp lý có tác dụng hiệp đồng trong kiểm soát đau cho bệnh nhân hút mỡ bụng. Đảm bảo an toàn, ngăn ngừa biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục là những điều dễ thấy.
Các thuốc được dùng trong giảm đau gồm có các nhóm thông dụng như Acetaminophen, NSAIDs, Opioids,… Kỹ thuật gây mê toàn thân và gây tê vùng trong kỹ thuật hút mỡ bụng được cân nhắc tùy theo từng đối tượng và tình trạng bệnh. Việc dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật cũng được khuyến cáo nhằm ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm trong khi mổ, làm vết thương khó lành. Tất cả sẽ được tính toán sao cho đúng liều, đủ lượng tùy theo từng bệnh nhân và cần được tuân thủ nghiêm ngặt.
7. Có lớp mỡ nông và lớp mỡ sâu
Lớp mỡ nông là phần mỡ gần bề mặt da, cấu trúc gồm các tế bào cột chắc chắn. Lớp mỡ sâu thì cấu trúc lỏng lẻo tạo thành khối, thích hợp cho thao tác hút mỡ hơn. Không nên tiêm dung dịch tê thấm Tumescent ngay vùng mỡ dưới da vì gây nhạt màu, khi hút dễ gây chùng nhão, chảy xệ da. Chuyên gia khuyến cáo nên chừa 5mm mỡ dưới da để đảm bảo độ che phủ, đàn hồi da sau khi mổ.
Vùng mỡ bụng được chia làm hai phần rõ rệt nhờ ngăn cách lớp cân nông và cân sâu. Bụng thì chia thành bụng trên và bụng dưới. Sự phân định giữa lớp mỡ nông và sâu có thể thấy rõ phần bụng dưới. Khi kim hút mỡ có đường kính khoảng 2-3-7mm đâm vào giữa hai lớp này sẽ không gây tổn thương mạch máu, thần kinh. Tuy nhiên, cần chú ý tránh tổn thương mạch máu và hệ bạch huyết lân cận.
Vị trí dưới rốn là nơi tập trung của lớp mỡ nông, mặt khác lớp mỡ sâu có giới hạn rõ hơn và rất mỏng. Đường cong nối giữa hai mào chậu qua rốn là giới hạn trên còn phần dưới là đường nối hai mào chậu và trên mu. Vùng trên rốn không có lớp mỡ sâu, còn lớp mỡ nông khá dày, tổ chức mỡ được ngăn bởi dây chằng liên kết. Ở nữ giới, lớp mỡ bụng sâu chủ yếu tập trung ở phần bụng dưới.
>> Xem thêm: Vòng eo bao nhiêu là đẹp nhất
8. Hút mỡ bụng bao nhiêu là được?
Dịch tê thấm Tumescent khi dùng trong phẫu thuật hút mỡ bụng thường được tiêm một lượng khoảng 1500-2000 ml. Đối với người thể trạng trung bình 60kg thì tương đương lượng dịch cần dùng chỉ 1500 ml. Gia giảm theo mức độ béo phì, tình trạng mỡ và lượng cần hút của từng đối tượng, với kỹ thuật hút mỡ bụng lâu năm bác sĩ sẽ căn chỉnh con số trên. Dịch đi vào sẽ làm tế bào mỡ phân tách, hóa lỏng, sau đó hút cả dịch cả mỡ ra ngoài.
Lượng dịch hút mỡ bụng ra bao nhiêu phải được bù lại bấy nhiêu qua đường tĩnh mạch bằng dung dịch đẳng trương. Nhưng theo nghiên cứu, có đến 70% dịch tê thấm không được hút ra ngoài mà ở lại khoảng gian bào chờ được hệ bạch huyết hấp thu và thải ra ngoài theo đường tiểu. Nếu dịch quá nhiều, sẽ có nguy cơ quá tải dịch do truyền hoặc ngộ độc lidocain do hấp thu vào máu.
9. Có thể đi kèm kỹ thuật hút mỡ bụng với kỹ thuật tạo hình thành bụng?
Đứng trước câu hỏi trên, nhiều chị em sẽ thấy rất tiện lợi khi vừa hút mỡ thon gọn vừa tạo hình thành bụng săn chắc, khỏe khoắn. Tạo hình thành bụng được hiểu là một kỹ thuật cắt bỏ da xấu như chảy xệ, rạn nứt, sẹo xấu sau mổ,… để kéo phần da lành quanh đó đắp lại thành phần da bụng mới. Ngoài ý nghĩa thẩm mỹ, tạo hình thành bụng còn góp phần điều trị chấn thương, bỏng,…
Kỹ thuật này sẽ được khuyến khích kết hợp ở những chị em mũm mĩm, sau khi hút mỡ bụng mà phần da thừa còn nhiều, chảy xệ thấy rõ. Những ai mới đẻ xong đang trong giai đoạn cho con bú cũng thường gặp vấn đề rạn da, chùng nhão sau sinh vì da bụng phải co giãn nhiều. Phần mỡ và da thừa ở thành bụng giữa và dưới sẽ được loại bỏ, phần da đẹp ở trên được kéo xuống che phủ, rốn giữ nguyên vị trí.
10. Có thể áp dụng tại nhà?
Là một khách hàng thông minh và quan tâm đến sức khỏe của mình, chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục, thể thao. Các việc làm này đều ảnh hưởng tốt đến vòng hai nói riêng và sức khỏe nói chung. Giữ tư thế làm việc, sinh hoạt đúng chuẩn giúp giảm nguy cơ tích trữ mỡ bụng và việc uống các thực phẩm chức năng giảm cân, xoa bụng cũng hiệu quả.
Còn đối với phẫu thuật hút mỡ bụng là một can thiệp đòi hỏi tay nghề, chuyên môn kỹ thuật hút mỡ bụng cao cùng hệ thống trang thiết bị, dụng cụ hiện đại nên rất mong chị em không tự ý thực hiện hút mỡ bụng tại nhà. Các biến chứng khi dùng thuốc hoặc đau đớn, chảy máu trong khi thực hiện là không thể lường trước. Việc tìm đến các cơ sở y tế uy tín là lựa chọn tốt nhất cho các chị em.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Những Kỹ Thuật Hút Mỡ Phổ Biến
11. Có thể làm ở thẩm mỹ viện?
Với các yêu cầu nghiêm ngặt về chuyên môn kỹ thuật hút mỡ bụng và hệ thống cơ sở vật chất, các bệnh viện và phòng khám uy tín sẽ đảm bảo an toàn và tính vô trùng trong quá trình thực hiện hút mỡ bụng. Một khi can thiệp vào cơ thể đều ít nhiều tiềm ẩn nguy cơ và biến chứng không ngờ. Với những thẩm mỹ viện không có phòng mổ chuyên dụng và không được cấp phép thì sẽ không được thực hiện kỹ thuật hút mỡ bụng trên.
Tóm lại, nếu như đã quyết tâm lấy lại vóc dáng, cải thiện mỡ bụng mà các phương pháp khác không hiệu quả thì chị em nên cân nhắc kỹ thuật hút mỡ bụng trên đây. Thành công của can thiệp này phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật hút mỡ bụng, tay nghề bác sĩ cùng trang thiết bị, máy móc hiện đại. Nên để giảm mỡ bụng cho vòng hai được cân đối và đảm bảo an toàn cho bản thân, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/liposuction-vs-tummy-tuck
- https://www.fvhospital.com/ban-can-biet/hut-mo/
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia
- Chuyên sâu tạo hình vòng 2 – Dr Định Y Dược
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/tham-my/hut-mo-co-an-toan-khong