Các vết rạn da ở trẻ vị thành niên ngày càng mờ đi theo thời gian phát triển của trẻ và thường không cần điều trị rạn da không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu, vết rạn da có thể tồn tại vĩnh viễn như vết sẹo nếu không được điều trị rạn da. Có rất nhiều cách để trị rạn da bao gồm cả phẫu thuật và không phẫu thuật. Nhưng bạn cần biết rằng, không có cách chữa rạn da nào đảm bảo hiệu quả với tất cả mọi người và cần phải điều trị nhiều lần trong thời gian dài. Hãy cùng phòng khám Dr Định Y Dược điểm qua những phương pháp điều trị rạn da sau đây nhé.
1. Có thể ngăn ngừa rạn da hay không?
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa rạn da bằng nhiều cách khác nhau, các mẹ bầu cần lưu ý:
1.1 Bổ sung collagen
Collagen và các chiết xuất từ hạt đậu lupin giúp kích thích sản xuất collagen trên da của bạn, hỗ trợ phòng ngừa các vết rạn da.
1.2 Dưỡng ẩm cho da
Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm giúp chúng hấp thụ vào da tốt hơn và giữ làn da mềm mại, săn chắc.
1.3 Hạn chế việc tăng hoặc giảm cân quá đột ngột
Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa rạn da là kiểm soát cân nặng hợp lý, kể cả trong quá trình mang thai. Cần hạn chế thay đổi cân nặng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai giúp ngăn ngừa tình trạng rạn da sau này.
Có một điều cần lưu ý là đa số biện pháp ngăn ngừa rạn da không thực sự có tác dụng điều trị triệt để, bao gồm bôi dầu hạnh nhân, dầu ô liu, bơ ca cao hay vitamin E…. Những chất dưỡng ẩm tự nhiên này có thể giúp làn da mềm mại hơn, làm mờ vết rạn và giảm ngứa nhưng hầu như không chữa khỏi hoàn toàn.
>> Xem thêm: Cách Giữ Dáng Khi Sử Dụng Các Loại Vòng Lắc Eo Có Trên Thị Trường
2. Điều trị rạn da, và phương pháp trị rạn da không cần phẫu thuật
Nếu rạn da trở thành nỗi ám ảnh của bạn, hãy thử áp dụng các phương pháp điều trị sau đây
2.1 Thuốc thoa
Thuốc thoa có chứa các thành phần hyaluronic acid và tretinoin. Để thoa thuốc có hiệu quả, cần áp dụng trên các vết rạn da giai đoạn mới hình thành (rạn da đỏ). Thoa thuốc cho thấm tốt vào vết rạn và kiên trì sử dụng hàng ngày trong nhiều tuần. Sản phẩm thoa ngoài da thường không hiệu quả đối với các vết rạn da cũ.
2.2 Kem bôi da
Một số loại kem trị rạn da, gel bôi da phổ biến trên thị trường hiện nay mà chị em có thể tham khảo như: Pigeon, Bio-Oil, Oillan Mama, Gerber Poland… Một số sản phẩm có chứa tinh chất rau má (centella) hoặc axit hyaluronic (có trong làn da tự nhiên) có thể ngăn ngừa rạn da. Tinh chất rau má hỗ trợ tăng cường tế bào tạo collagen và mô da.
2.3 Thuốc uống
Hai thành phần trong thuốc kê đơn có thể mang đến hiệu quả điều trị rạn da là:
- Axit hyaluronic: các nghiên cứu cho thấy axit hyaluronic có khả năng cao làm mờ các vết rạn da mới xuất hiện
- Tretinoin (Retin-a) có chứa retinoid, một hợp chất liên quan đến vitamin A. Retinoids là thành phần có chức năng kích thích tăng sinh collagen (thường được sử dụng để điều trị nếp nhăn), làm mờ vết rạn còn mới. Theo khảo sát, những người dùng thuốc tretinoin thoa mỗi tối trong vòng 24 tuần sẽ có vết rạn mờ hơn so với người không dùng.
- Một loại retinoid khác là retinol cũng có tác dụng làm tăng sản xuất collagen và giảm rạn da khi được sử dụng sớm.
Tuy nhiên thuốc có thể có tác dụng phụ làm da bạn bị đỏ, bị kích thích và bong vảy. Lưu ý, không nên sử dụng tretinoin cho phụ nữ mang thai và cho con bú, cần chỉ định của bác sĩ bởi tretinoin có thể ảnh hưởng tới thai nhi và em bé.
Các phương pháp trị rạn da tại nhà trên đây chỉ có tác dụng nhẹ ngoài da và có thể sử dụng đối với vết rạn mới. Để có được hiệu quả rõ rệt hơn, bạn nên tham khảo một số phương pháp điều trị tác động mạnh hơn bằng các công nghệ tiên tiến sau đây.
2.4 Liệu pháp laser xung màu (PDL)
Giúp giảm tiểu tình trạng đỏ rạn da với chùm ánh sáng có khả năng nhắm mục tiêu và phá vỡ mạch máu, không làm tổn thương bề mặt da xung quanh.
2.5 Lột da hoá học (chemical peels)
Sử dụng dung dịch có tính axit bôi lên da để đẩy nhanh quá trình thay mới tế bào, loại bỏ lớp da hư tổn bên ngoài và thúc đẩy sinh collagen
2.6 Lăn kim
Tăng tạo collagen và các yếu tố lành thương khác thông qua việc tạo ra các tổn thương nhỏ trên da bằng vi kim.
2.7 Sóng điện từ (RF- Radio Frequency)
Sóng điện từ tần số cao có thể đi xuyên qua bề mặt da, tác động nhiệt sâu vào các lớp mô biểu bì da. Kể từ đó, các sóng điện từ sẽ thúc đẩy sản sinh các sợi collagen mới và elastin tự nhiên, làm cho da trở nên săn chắc và căng bóng hơn.
2.8 Sóng siêu âm
Đây là công nghệ hiện đại được phát minh để điều trị các tình trạng da liễu khác nhau trong thẩm mỹ. Công nghệ này dựa trên sóng âm tần số kép và có thể điều chỉnh quá trình sản xuất và tiêu hủy trong mô liên kết, đây là điều quan trọng hàng đầu trong các ứng dụng thẩm mỹ hoặc các bệnh da liễu khác nhau, đặc biệt là trị rạn da.
>> Xem thêm: Phẫu Thuật Hút Mỡ Bụng Để Loại Bỏ Mỡ Thừa
3. Phẫu thuật loại bỏ vùng da bị rạn
Khi thực hiện phẫu thuật trị rạn da, vùng da bị rạn sẽ được tạo hình bằng cách bóc tách và kéo căng. Bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật để cắt bỏ những lớp da rạn, đồng thời tiêm một số chất giúp thúc đẩy phục hồi lại cho da.
Ưu điểm: một trong những ưu thế lớn nhất của phương pháp phẫu thuật chữa rạn da đó là sự nhanh chóng và hiệu quả thấy rõ rệt. Không giống với điều trị bằng laser hay điều trị ngoài da bằng cách thoa kem, sau phẫu thuật bạn sẽ nhận thấy vùng da bị rạn biến mất hoàn toàn.
Các thủ thuật tại phòng khám thường có hiệu quả hơn so với các loại kem bôi rạn da, lotion dưỡng và gel. Thế nhưng, tất cả các phương pháp điều trị đều có thể gây biến chứng hay tác dụng phụ như sưng, đỏ da, đau sau điều trị.
Và hơn hết, điều trị rạn da không phẫu thuật cần thời gian rất dài và các vết rạn cũ sẽ không hoàn toàn biến mất, chỉ mờ đi. Do đó, phẫu thuật trị rạn da là biện pháp duy nhất vừa nhanh chóng vừa có hiệu quả tức thì, trị khỏi hoàn toàn rạn da.
Mặc dù rạn da có thể mờ dần đi theo thời gian nhưng chúng sẽ để lại dấu vết nhất định trên làn da của bạn. Vì vậy, mẹ bầu và phụ nữ sau sinh cần tìm ra phương pháp trị rạn phù hợp để loại bỏ các vết rạn này để lấy lại sự tự tin. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về các phương pháp điều trị rạn da bao gồm cả phẫu thuật và không phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo qua và đừng ngần ngại liên hệ ngay với phòng khám Dr Định Y Dược để được chuyên gia giải đáp thắc mắc tận tình nhé. Phòng khám Dr Định Y Dược luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành cùng bạn, hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn, đặc biệt là các mẹ bầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Chuyên gia tạo hình vòng 2 – Dr Định Y Dược
- https://bvnguyentriphuong.com.vn/kham-da-lieu-chuyen-sau/ran-da
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ran-da-nguyen-nhan-hinh-thanh-cach-dieu-tri/
- https://hellobacsi.com/da-lieu/van-de-ve-da/cach-tri-ran-da-tai-nha/
- https://jkimperial.com/tham-my-cong-nghe-cao/dieu-tri-ran-da/