
Hiện nay phương pháp khâu cơ bụng trong tạo hình thành bụng để thu được vòng 2 thon gọn, săn chắc được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên bạn có thắc mắc kỹ thuật khâu cơ bụng có đặc điểm, và các kiểu khâu cơ bụng chú ý gì so với các phương pháp khác không. Hãy cùng phòng khám Dr Định Y Dược đi tìm hiểu nhé!
1. Khi nào cần khâu cơ bụng?

Phẫu thuật tạo hình thành bụng nhằm cắt bỏ phần da xấu như da nhão, nhiều vết rạn, nhăn nheo sau đó tiến hành kéo kéo căng phần da còn lại để hình thành nên phần da bụng mới. Trong quá trình đó có thể phối hợp hút mỡ thừa và khâu cơ bụng khâu phục hồi cơ thành bụng bị nhão hoặc thoát vị.
Khâu cơ bụng thường được chỉ định trong các trường hợp tạo hình thành bụng mà phần cơ bụng bị nhão quá mức sau quá trình sinh nở hay do tình trạng béo phì. Các trường hợp có các bệnh lý nội khoa chưa kiểm soát tốt như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường thì không nên thực hiện các phương pháp này.
Trong trường hợp sau khi đã tạo hình thành bụng nhưng vẫn muốn tiếp tục giảm một lượng cân đáng kể thì bạn cũng cân nhắc. Đặc biệt là đối với phụ nữ nếu vẫn có kế hoạch có thai thì việc thực hiện khâu cơ thành bụng rất nguy hiểm. Vì khi có thai sẽ làm cho phần cơ đã được khâu bị tách ra do sự phát triển của thai. Do đó việc thực hiện hay không sẽ được cân nhắc với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
2. Các kiểu khâu cơ bụng trong phẫu thuật tạo hình thành bụng

Hiện này, thường sử dụng chỉ tiêu chậm Vicryl để thực hiện khâu các tổ chức cân cơ thành bụng và các kiểu khâu cơ bụng với các kiểu khâu chính là:
-
Kiểu khâu dọc – Saldanha
Kỹ thuật khâu Saldanha – hay còn gọi là kỹ thuật khâu dọc đã được nghiên cứu và phát triển từ khoảng những năm 2000. Sau đó vào năm 2001 kỹ thuật này đã được công bố và trở thành kỹ thuật được nhiều bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật tạo hình thành bụng nhất. Sau khi hút bỏ phần mỡ thừa, sẽ tiến hành khâu lại các tổ chức cân cơ bị nhão giúp. Tùy vào từng bệnh nhân, sẽ căn chỉnh để có thể sao cho siết được phần cân cơ một cách tốt nhất.
Tiến hành siết phần cơ thẳng bụng hai bên theo chiều từ trên xuống dưới, từ sau ra trước và song song với đường dọc trắng giữa, mỗi bên khoảng 5cm sao cho cân đối. Sau đó tiến hành khâu theo chiều dọc của cơ thẳng bụng. Với kỹ thuật này làm giảm được tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng cho các tổ chức ở thành bụng, giúp cho việc phục hồi sau mổ tốt hơn. Đồng thời việc khâu dọc cùng giúp siết được phần cơ bụng một cách tốt nhất, giúp cho chị em có một vòng eo săn chắc.
>> Xem thêm: Những Điều Phải Biết Về Tạo Hình Thành Bụng Toàn Thể
-
Kiểu khâu ngang – Tulua

Đây là một trong hai kiểu khâu cơ bản trong phẫu thuật tạo hình thành bụng. Với Tualua, sau khi hút loại bỏ phần mỡ thừa, cắt bỏ phần da thừa sẽ tiến hành siết cơ bằng cách phần cân cơ theo chiều từ trên xuống dưới để cho phần cơ bụng sẽ được căng và đẹp hơn. Sau đó tiến hành khâu theo đường ngang cơ thẳng bụng, bằng các mũi rời, khâu vắt có khóa hoặc không có khóa.
Chính vì thế mà kỹ thuật khâu Tualua được gọi là kỹ thuật khâu ngang trong phẫu thuật tạo hình thành bụng. Với ưu điểm là hạn chế các biến chứng hoại tử da sau mổ do ít làm tổn thương mạch máu, giúp siết được tổ chức cơ bị giãn tốt hơn nên Tualua được chỉ định khá rộng rãi.
-
Khâu phối hợp – Modify

Kỹ thuật khâu Modify là kỹ thuật phối hợp cả hai kỹ thuật Saldanha và Tualua. Do đó có thể mang đến hiệu quả khá tốt trong nhiều trường hợp bệnh nhân có thành bụng dày, tổ chức cân cơ đã bị giãn quá nhiều. Vì vậy, tùy vào bệnh nhân cũng như thói quen của bác sĩ mà sẽ có cách lựa chọn kỹ thuật khâu, phối hợp như nào để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
3. Hiệu quả
Hiện nay, béo phì là một tình trạng phổ biến gặp cả ở nam và nữ. Mỡ có thể tích tụ tại rất nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, bắp tay, bắp chân… nhưng bụng là nhiều và phổ biến nhất. Việc tập luyện thể dục thể thao có thể giúp làm giảm tình trạng mỡ bụng, giúp cơ bụng săn chắc tạo nên một vòng eo đẹp.
Với những trường hợp bụng béo có phần thành bụng chảy xệ thì hút mỡ bụng chỉ giúp loại bỏ phần mỡ thừa. Tuy nhiên do phần mỡ thừa tích tụ quá nhiều, quá lâu làm phần cân cơ thành bụng sẽ bị căng giãn mất khả năng đàn hồi vốn có. Do đó vai trò của khâu cơ bụng và khâu cân cơ thành bụng cực kỳ quan trọng trong phẫu thuật tạo hình thành bụng.
Việc khâu cơ bụng và khâu cân cơ đã bị nhão sẽ cực kỳ có hiệu quả để giúp kéo, cố định lại các tổ chức này. Nếu chỉ hút mỡ đơn thuần, các cơ không được siết lại thì các tạng trong ổ bụng sẽ vẫn sẽ bị xổ ra sau can thiệp hút mỡ. Chính vì thế, việc phối hợp khâu siết cân cơ là cực kỳ cần thiết và hiệu quả, mang đến cho bạn một vòng eo cân đối và săn chắc.
>> Xem thêm: Các Máy Tạo Cơ.
4. Biến chứng
Tạo hình thành bụng có khâu cân cơ là một phẫu thuật do đó trong quá trình hậu phẫu sẽ đều có khả năng xuất hiện các biến chứng. Các biến chứng này có thể là các biến chứng chung hay gặp ở tất cả các can thiệp vào thành bụng như nhiễm trùng vết mổ, tụ máu, tê bì vùng da bụng… Tuy nhiên một số biến chứng chỉ hay gặp với các trường hợp có khâu cân cơ trong tạo hình thành bụng như:
4.1 Chảy máu ổ bụng
Đây là một biến chứng cần chú trong những ngày đầu sau mổ. Có thể do quá trình can thiệp làm ảnh hưởng đến các mạch máu trong ổ bụng. Bệnh nhân có thể xuất hiện mệt mỏi, choáng váng, thấy dẫn lưu có nhiều dịch đỏ hồng chảy ra, bụng chướng… hoặc nặng nề hơn có thể tử vong do mất máu quá nhiều.
4.2 Bục vết mổ
Đối với các bệnh nhân có can thiệp vào ổ bụng, sẽ đều có khả năng xuất hiện bục vết mổ. Ngoài việc bục vết mổ ở ngoài dễ quan sát bằng mắt thường thì bục tại các đường khâu siết cân cơ rất khó để phát hiện. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật khâu không đúng nên đường mổ yếu dễ bục. Hoặc ngoài ra có thể do quá trình chăm sóc trong quá trình hậu phẫu không đúng cũng có thể gây nên biến chứng này.
4.3 Hoại tử da, tổ chức tại vết mổ
Nguyên nhân cũng do gây tổn thương nhiều mạch máu nuôi dưỡng các tổ chức này mà trong quá trình phẫu thuật vô tình làm tổn thương. Biểu hiện có thể là da tím đen, khô, hoại tử tại các tổ chức…
Tỷ lệ các biến chứng này không nhiều, nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, để hạn chế các biến chứng này, bạn cần chú ý lựa chọn cho mình những cơ sở thẩm mỹ uy tín. Việc này chắc chắn sẽ giúp bạn có một vòng eo như mong muốn.
5. Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật tạo hình thành bụng có khâu cơ bụng

Để có thể có một kết quả như ý muốn bạn cần phải chú ý đến quá trình chăm sóc sau mổ. Ngoài các lưu ý chung sau các can thiệp thành bụng, đối với các phẫu thuật thành bụng có khâu cân cơ, bạn cần chú ý đến một số điểm như sau:
- Vì đây là một phẫu thuật, không phải là một thủ thuật can thiệp như các phương pháp khác, do đó sau khi 7mổ bạn cần phải tiếp tục điều trị và theo dõi tại cơ sở thực hiện phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của nhân viên y tế, báo lại khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào để hạn chế các biến chứng sau gây mê.
- Chú ý quan sát dẫn lưu được đặt sau phẫu thuật. Bình thường sẽ được rút sau khoảng 1 đến 2 ngày, với số lượng dịch chỉ khoảng vài ml. Nếu lượng dịch nhiều bất thường, cần báo lại cho bác sĩ để kiểm tra lại
- Trong quá trình tập luyện sau phẫu thuật, bạn cần đi lại nhẹ nhàng, tránh các động tác cúi hay gập người đột ngột để tránh tạo áp lực mạnh lên ổ bụng và làm căng vết mổ. Khi đó, vết mổ có thể bị bục do chưa ổn định
- Mặc dù phần cơ bị nhão đã được khâu để siết lại. Tuy nhiên, việc mặc áo định hình sau phẫu thuật là cực kỳ quan trọng để giúp định hình form của vùng eo và giảm sưng nề. Thời gian đầu sau mổ, không nên đeo quá chặt và nên sử dụng ít nhất là 8 tuần để có hiệu quả tốt hơn
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong quá trình theo dõi tại nhà có bất kỳ biểu hiện bất thường cũng phải báo cho cơ sở thẩm mỹ để được khám và tư vấn kịp thời.
>> Xem thêm: Top 5 Lưu Ý Khi Tạo Hình Thành Bụng Mini
6. Một số câu hỏi thường gặp
6.1 Sau mổ có để lại sẹo không?
Bất kỳ phẫu thuật nào can thiệp vào cơ thể đều để lại sẹo. Tuy nhiên hiện nay, với nhiều kỹ thuật và phương pháp cải thiện mà vết sẹo đã có thẩm mỹ hơn và thường ở thấp nên dù bạn có mặc bikini cũng hay tự tin khoe vòng eo săn chắc của mình nhé.
6.2 Tôi có phải cắt chỉ không?
Sau khoảng 14 ngày bạn sẽ được kiểm tra vết mổ, nếu ổn định sẽ tiến hành cắt chỉ tại vết mổ nhé. Đương nhiên chỉ khâu ở tổ chức bên trong sẽ là loại chỉ chậm tiêu giúp cho các tổ chức sau phẫu thuật có thời gian ổn định.
6.3 Sau sinh bé thứ nhất làm vòng 2 của tôi trở nên xồ xề, tôi có thể phẫu thuật tạo hình thành bụng không?
Nếu bạn vừa sinh bé thứ nhất dưới 6 tháng hoặc vẫn còn muốn mang thai tiếp, thì đây không phải là một phương pháp thích hợp. Vì trong 6 tháng đầu tử cung kích thước chưa ổn định, ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Ngoài ra nếu có thai sau phẫu thuật tạo hình thành bụng, có thể làm ảnh hưởng đến các tổ chức cơ ở bụng của bạn. Do đó hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ về trường hợp này nhé.
6.4 Sau phẫu thuật tạo hình thành bụng vòng eo của tôi có thể giữ được trong bao lâu?
Hiệu quả có thể kéo dài đến suốt đời nếu bạn có chế độ ăn uống tập luyện phù hợp. Nếu sau khi phẫu thuật bạn không thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, không tập thể dục thường xuyên thì chắc chắn vòng eo sẽ quay trở lại kích thước ban đầu.
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bạn có cái nhìn về một số kỹ thuật khâu trong phẫu thuật tạo hình thành bụng. Nếu bạn muốn một vòng eo săn chắc hãy liên hệ tới phòng khám Dr Định Y Dược – cơ sở thẩm mỹ chất lượng, uy tín và đẳng cấp.
Tài liệu tham khảo:
- Chuyên tạo hình vòng 2- Dr Định Y Dược
- https://docksci.com/no-title_5ae24a4fd64ab20785dcc24e.html
- https://plasticsurgerykey.com/lipoabdominoplasty-the-saldanha-technique/
- https://drdinhyduoc.vn/cau-tao-phan-bung-co-the-nguoi